image banner
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ do ngộ độc thức ăn
Lượt xem: 318

 Tai nạn thương tích (TNTT) là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác động của những năng lượng (bao gồm cơ học, nhiệt, điện hóa học, phóng xạ...) với mức độ, tốc độ khác nhau, quá sức chịu đựng của cơ thể người. Ngoài ra tai nạn thương tích còn là những sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu oxy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giảm nhiệt độ trong mông trường cóng lạnh. Cũng có thể hiểu tai nạn thương tích là những sự việc xảy ra bất ngờ, gây tổn thương đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bị nạn, trường hợp nặng có thể tử vong.

anh tin bai

Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn rất đa dạng

    1. Tai nạn thương tích do ngộ độc thức ăn

  Tai nạn thương tích do ngộ độc thức ăn là những trường hợp hít phải, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần đến chăm sóc y tế.

Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:

          Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như con so, cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

          Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

          Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết rất phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá, phát hiện bằng mắt thường.

2. Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn:

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C.

3. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:

- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.

Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.

- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn không cho chất độc thấm vào máu.

- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước. 

- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.

Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.

Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

4. Để phòng tránh ngộ độc thức ăn cần:

  + Cần tuyên truyền cho trẻ gặp đồ vật lạ dù hình dáng, màu sắc hấp dẫn không nên tò mò, nghịch ngợm, sò mó, ăn uống vì không biết chúng có độc hay không.

  + Không ăn, uống các thứ ôi thiu, mốc…

+ Không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ. 

  + Bếp ăn tập thể đảm bảo quy trình một chiều, nhân viên chế biến có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, có sức khỏe tốt, dụng cụ chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…

  + Tất cả hóa chất, thuốc phải được cất kĩ và có khóa, ghi rõ nhãn mác tránh xa tầm với của trẻ.

+ Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu…

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 19
  • Trong tuần: 806
  • Tất cả: 99033

Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Y tế Thành phố Điện Biên Phủ
Bản quyền thuộc Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ

Địa chỉ: Tổ Dân Phố 5, Phường Him Lam, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên, Việt Nam
Điện thoại: 0215 3 812 470  | Email:  ttyttpdbp.khnv@gmail.com