image banner
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HO GÀ
Lượt xem: 627

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp có khả năng gây dịch, do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ.

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp có khả năng gây dịch, do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ.

1. Dịch tễ học:

1.1. Nguồn bệnh, đường lây, người cảm thụ:

Nguồn bệnh:

Là những bệnh nhân bị bệnh ho gà.

Bệnh lây lan mạnh trong tuần đầu của bệnh.

Chưa xác định được có người lành mang khuẩn.

Đường lây:

Bệnh lây theo đường hô hấp do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành.

Phạm vi lây lan khoảng dưới 3 mét.

Vi khuẩn ho gà không lây gián tiếp qua đồ vật do kém chịu đựng với ngoại cảnh.

Người cảm thụ:

Bệnh ho gà gặp ở mọi lứa tuổi, mọi vùng nhưng chủ yếu là ở trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng. Tử vong chủ yếu ở trẻ < 3 tháng.

Sau khi mắc bệnh ho gà bệnh nhân có miễn dịch suốt đời do đó rất hiếm khi mắc lại.

1.2. Tính chất gây dịch:

Bệnh thường xảy ra quanh năm, mang tính lưu hành địa phương.

Nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã giảm trong thời gian gần đây.

2. Quá trình xâm nhập và gây tổn thương của vi khuẩn ho gà:

Vi khuẩn theo các giọt bắn nhỏ xâm nhập vào biểu mô đường hô hấp

VKHG chỉ xâm nhập vào vùng biểu mô có nhung mao ở phổi và không xâm nhập vào máu.

Vi khuẩn giải phóng ra độc tố làm tê liệt biểu mô lông.

Độc tố giải phóng vào phổi lan ra khắp cơ thể.

VK gây viêm niêm mạc PQ và kích thích tăng tiết nhầy, gây viêm phổi tiến triển khi các phế nang bị bội nhiễm.

3. Têu chuẩn chẩn đoán ho gà theo GPI 2011

Bệnh nhân ho kèm theo sốt nhẹ hoặc không sốt

Xét nghiệm tìm vi khuẩn ho gà:

- Dương tính: Ca bệnh ho gà xác định

- Âm tính: Ca bệnh lâm sàng

3.1. Trẻ từ 0 đến dưới 04 tháng tuổi:

Ho không cải thiện, ở bất kỳ thời điểm nào (có thể có hoặc không có cơn kịch phát) ± chảy mũi (không có mũi mủ), không sốt hoặc sốt nhẹ, kèm theo: - Tiếng thở rít hoặc

-  Ngừng thở hoặc

-  Nôn sau ho hoặc

- Tím tái hoặc

- Co giật

- Viêm phổi

- Có tiếp xúc với trẻ lớn / người lớn ho kéo dài và không sốt (thường là người trong gia đình).

3.2. Trẻ từ 04 tháng tuổi đến dưới 10 tuổi:

Ho cơn kịch phát kéo dài ≥ 7 ngày ± chảy mũi (không có mũi mủ), không sốt hoặc sốt nhẹ, kèm theo:

- Tiếng thở rít hoặc

- Ngừng thở hoặc

- Nôn sau ho 

- Co giật

- Xuất huyết kết mạc mắt

- Viêm phổi

- Có tiếp xúc với trẻ lớn / người lớn ho kéo dài và không sốt (thường là người trong gia đình).

3.3. Trẻ trên 10 tuổi và người lớn:

Ho khan thành cơn kịch phát kéo dài ≥ 2 tuần và không sốt, kèm theo:

- Tiếng thở rít hoặc

- Ngừng thở hoặc

- Vã mồ hôi giữa các cơn ho 

- Nôn sau ho

- Các triệu chứng nặng hơn vào ban đêm.

4. Đánh giá mức độ nặng của cơn ho gà

Các chỉ số

Các chỉ số mong đợi

Dấu hiệu nặng

Thời gian cơn

< 45 giây

> 60 giây

Thái độ xử trí cơn ho

Lo lắng, lúng túng

Không biết làm gì

Đặc điểm cơn ho

Tiếng ho to, các tiếng ho mạnh liên tục, không ngớt cho đến khi có luồng không khí được đẩy ra

Nôn/nghẹt thở/thở hổn hển sau ho

Màu sắc da

Đỏ

Xanh tái

Nhịp tim nhanh

Kiểm soát được < 30 giây sau khi ngừng ho

Kéo dài

Nhịp tim chậm (< 60 ở trẻ nhỏ < 3 tháng)

Giải quyết được sau khi ngừng ho mà không cần kích thích

Kéo dài và đòi hỏi phải có kích thích

Nhu cầu oxy

< 30 giây sau khi ngừng ho

Kéo dài

Nút đờm nhầy

Tự khạc ra, tự long đờm

Tắc nghẽn cần phải hút

Nhịp tự thở

Ngay lập tức và nhịp thở sâu

Ngừng thở hoặc nhịp thở yếu

Tiếng thở rít

Mạnh

Không có

Tình trạng sau cơn ho

Mệt

Không đáp ứng

5. Các biến chứng thường gặp:

Viêm phổi

Suy hô hấp

Tăng áp lực động mạch phổi

Tổi thương não

6. Điều trị

Trẻ dưới 90 ngày tuổi nghi ngờ hoặc chẩn đoán xác định ho gà cần nhập khoa điều trị tích cực.

Mục tiêu của điều trị:

- Hạn chế cơn ho

- Theo dõi mức độ nặng của cơn ho, hỗ trợ BN khi cần

- Đảm bảo dinh dưỡng, nghỉ ngơi để BN hồi phục không di chứng

Tất cả trẻ nhỏ dưới 3 tháng đều phải nhập viện, và trẻ từ 3 đến 6 tháng chỉ trừ trường hợp đã chứng kiến cơn ho không có cơn ho nặng.

Mục tiêu của việc nhập viện là:

- Đánh giá tiến triển của bệnh và các triệu chứng nặng đe dọa tính mạng trong giai đoạn kịch phát của bệnh.

- Phòng hoặc điều trị biến chứng.

- Tư vấn cho cha mẹ về tiến triển tự nhiên của bệnh và cách chăm sóc trẻ tại nhà

- Đối với hầu hết trẻ dưới 2 tháng không có biến chứng, những mục tiêu này thường được thực hiện trong 48 đến 72 giờ.

Nguyên tắc điều trị:

- Cách ly và điều trị đặc hiệu sớm khi có triệu chứng nghi ngờ mắc ho gà Theo dõi, phát hiện sớm và xử trí biến chứng.

Đảm bảo dinh dưỡng nâng cao thể trạng

Điều trị đặc hiệu: Kháng sinh ưu tiên nhóm Macrolid.

KS thay thế TMP-SMX.

Điều trị triệu chứng:

Làm giảm và cắt cơn ho

Chống nôn khi có nôn nhiều

Phenobarbital

Điều trị biến chứng:

Biến chứng hô hấp do bội nhiễm: KS Suy hô hấp Tăng áp lực động mạch phổi

Biến chứng TK: chống co giật, bù nước và điện giải.

* Chỉ định kháng sinh: nghi ngờ/chẩn đoán xác định 

Trẻ < 1 tuổi: trong vòng 6 tuần từ khi khởi phát ho

Trẻ > 1 tuổi: trong vòng 3 tuần từ khi khởi phát ho

Theo KSĐ, VK ho gà vẫn nhạy cảm với erythromycin, các macrolide thế hệ mới, quinolone, các cephalosporin III và meropenem. Các thuốc ampicillin, rifampin, và TMP-SMX có hiệu quả thấp, các cephalosporins I và II không có hiệu quả. Hầu như không gặp chủng VK B. pertussis kháng erythromycin.

KS ưu tiên: nhóm Macrolid

KS thay thế: TMP-SMX

Cụ thể:

Kháng sinh ưu tiên

Trẻ < 1 tháng

Trẻ 1-5 tháng

Trẻ > 6 tháng tuổi và trẻ lớn

Người lớn

Azithromycin

Thuốc khuyến cáo 10mg/kg/ngày, ngày 1 lần x 5 ngày

10mg/kg/ngày, ngày 1 lần x 5 ngày

10 mg/kg (tối đa 500 mg) một ngày đầu; sau đó 5mg/kg (tối đa 250 mg) mỗi ngày trong các ngày 2–5

500 mg một ngày đầu; sau đó 250 mg mỗi ngày trong các ngày 2–5

Clarithromycin

Không khuyến cáo

15 mg/kg/ngày, chia 2 lần x 7 ngày

15 mg/kg/ngày (tối đa 1 g/ngày), chia 2 lần x 7 ngày

1 g/ngày chia 2 lần x 7 ngày

Erythromycin

Không dùng

40-50 mg/kg/ngày chia 4 lần x 14 ngày

40-50 mg/kg/ngày (tối đa 2 g/ngày) chia 4 lần x 14 ngày

2 g/ngày chia 4 lần x 14 ngày

Kháng sinh thay thế

Trẻ < 1 tháng

Trẻ 1-5 tháng

Trẻ > 6 tháng tuổi và trẻ lớn

Người lớn

TMP-SMX

Chống chỉ định

Chống chỉ định ở trẻ < 2 tháng Trẻ > 2 tháng, TMP 8 mg/kg/ngày-SMX 40 mg/kg/ngày chia 2 lần × 14 ngày

TMP 8 mg/kg/ngày-SMX 40 mg/kg/ngày (tối đa TMP 320mg/ngày) chia 2 lần × 14 ngày

TMP 320 mgSMX 1600 mg/ngày chia 2 lần × 14 ngày

 

Điều trị hỗ trợ:

- Điều trị triệu chứng:

Làm giảm và cắt cơn ho

Chống nôn khi có nôn nhiều

Khó thở: hút đờm dãi, thở oxy

- Chăm sóc:

Khí dung hiệu quả với những trẻ tiết đờm dày, dính và tăng kích thích đường thở. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, ít ánh sáng, thoải mái, tránh lo lắng, không nên theo dõi hay can thiệp quá mức cho trẻ. Ăn nhiều bữa, tránh ăn quá nhiều mỗi bữa.

- Điều trị khác:

Corticosteroid: không được khuyến cáo.

Các chất kích thích β2 – adrenergic như albuterol kháng histamine và thuốc ức chế receptor leukotriene (monteleukast).

Kháng thể đặc hiệu kháng ho gà.

Chống suy hô hấp và chống bội nhiễm (nếu có).

- Điều trị suy hô hấp

Chuyển đến đơn vị chăm sóc tích cực để hỗ trợ thở oxy/ thở máy nếu cần.

Tư thế: nằm đầu cao, thoải mái, thông thoáng đường thở, tránh tắc nghẽn đường thở do xuất tiết.

Mục tiêu hỗ trợ hô hấp pH khí máu tối ưu 7.45-7.5.

PaO2: đích PaO270-100 mmHg, SpO2 > 92%.

Thiếu ô xy làm co thắt mạch máu phổi, gây tăng áp động mạch phổi.

ARDS: PaO2> 60 mmHg, PEEP cao (8 -12cm H20), Vt thấp (5-8 ml/kg).

Thở HFO nếu tình trạng nặng không đáp ứng với thở máy thông thường.

PaCO2: trong giới hạn bình thường (35-40 mmHg).

Kiềm hóa máu: làm giãn mạch phổi (NaHCO3: 0,5-1 mEq/kg/giờ để PH 7.5-7.55).

An thần, giãn cơ:

An thần: cơn ho kịch phát, kích thích gây tình trạng chống máy, tăng tiết catecholamine gây tăng sức cản mạch phổi làm tồi tệ thêm tình trạng tăng áp phổi: sử dụng midazolam (1-6 mcg/kg/ phút) phối hợp với fentanyl (1-5 mcg/kg/giờ).

Giãn cơ: chỉ định khi trẻ còn kích thích, chống máy khi đã sử dụng an thần tối ưu, hoặc có ARDS nặng.

Điều trị tăng áp lực ĐMP

Thay máu

Các yếu tố làm tăng nặng bệnh:

Tiêm phòng: là yếu tố bảo vệ tốt nhất tránh mắc bệnh nặng.

Tuổi < 3 tháng nguy cơ cao mắc bệnh nặng và tử vong.

Cân nặng lúc sinh thấp có nguy cơ mắc bệnh ho gà nặng.

Bạch cầu máu ngoại vi tăng có liên quan đến tình trạng tăng áp phổi, tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong.

Yếu tố khác: thời gian nằm viện kéo dài, xuất hiện triệu chứng sốt, tím tái, ran phổi, khó thở, bất thường chức năng gan.

3. Phòng bệnh

Cách ly: ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị KS đặc hiệu, 21 ngày nếu không điều trị.

Dự phòng sau phơi nhiễm: KS, tiêm phòng.

Tiêm phòng:

– 3 mũi cơ bản: 2,3,4 tháng à hiệu quả 75-90%.

– Mũi 4: 15-18 tháng.

– Mũi 5: Tuổi tiền học đường./.

 

Bài viết tham khảo từ tài liệu: Tổng quan chẩn đoán và điều trị bệnh ho gà của Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tài liệu của Cục Y tế dự phhòng.

 

Người viết bài: BBCKI. Quàng Thị Vân - Khoa Truyền nhiễm.
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 89
  • Trong tuần: 1 014
  • Tất cả: 98994

Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Y tế Thành phố Điện Biên Phủ
Bản quyền thuộc Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ

Địa chỉ: Tổ Dân Phố 5, Phường Him Lam, Thành Phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên, Việt Nam
Điện thoại: 0215 3 812 470  | Email:  ttyttpdbp.khnv@gmail.com