Sỏi thận tiết niệu là sỏi hình thành bên trong đường bài xuất của hệ tiết niệu. Cho dù bạn đang được chẩn đoán sỏi có kích thước nhỏ nhưng nếu không được điều trị thích hợp sỏi có thể lớn dần lên và gây ra những biến chứng nghiêm trọng, do vậy bạn cần được bác sĩ thăm khám xác định chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị chính xác.
Sỏi thận có thể nằm yên trong thận và không có bất cứ triệu chứng nào nhưng cũng có thể chúng sẽ di chuyển và được đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Nếu một viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản trên đường xuống, nó sẽ gây đau dữ dội ở lưng hoặc bên hông, gây buồn nôn, nôn và tiểu ra máu, gọi là cơn đau quặn thận do sỏi.
Để hạn chế hình thành sỏi thận, chúng ta nên uống nhiều nước và đều đặn hàng ngày. Điều này sẽ giúp pha loãng nước tiểu và giảm khả năng lắng động hình thành sỏi trong thận.
Tăng cường vận động đều đặn, có một chế độ dinh dưỡng cân đối và khám sức khoẻ định kỳ là những biện pháp đơn giản giúp bạn hạn chế bị sỏi thận tiết niệu.
Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị sỏi:
1️⃣ Theo dõi
Sỏi thận rất nhỏ không có triệu chứng được theo dõi qua các lần thăm khám. Sỏi thận có thể nằm yên trong thận hoặc tự đào thải ra ngoài. Sỏi có thể bị kẹt lại tại niệu quản gây cơn đau dữ dội hoặc nhiễm trùng, trường hợp này cần phải điều trị.
2️⃣ Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích
Phương pháp này giúp phá vỡ viên sỏi thận, niệu quản bằng sóng xung kích hội tụ tại viên sỏi, làm sỏi vỡ nhỏ và đào thải dần ra bên ngoài cơ thể qua đường tiểu.
3️⃣ Nội soi tán sỏi thận, niệu quản bằng ống soi mềm
Đây là phương pháp tán sỏi thận bằng ống soi thận - niệu quản mềm, rất linh hoạt dưới gây mê toàn thân, sỏi được nghiền nát bằng laser và lấy sỏi ra ngoài bằng rọ.
Sỏi niệu quản đoạn xa có thể tán laser bằng ống soi bán cứng giúp tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
4️⃣ Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ (mini - PCNL)
Nếu sỏi thận hoặc niệu quản đoạn gần kích thước lớn, thì phương pháp tán sỏi thận qua da là lựa chọn tối ưu. Phẫu thuật viên tạo một đường hầm xuyên qua da vào thận tiếp cận trực tiếp viên sỏi tại vùng hông lưng, kích thước đường hầm 18Fr tương đương 6 mm nên nên vết rạch da rất nhỏ, sau đó dùng ống soi thận tán vỡ vụn sỏi bằng laser và lấy vụn sỏi ra ngoài qua hệ thống bơm hút nước liên tục. Phương pháp này xâm lấn hơn so với phẫu thuật bằng ống soi mềm và có nguy cơ cao hơn.
5️⃣ Phẫu thuật sỏi thận, niệu quản bằng mổ mở hoặc nội soi hông lưng.
Mổ nội soi và mổ hở lấy sỏi được chỉ định trong 1 vài trường hợp ít khi mà tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi ngược dòng hoặc xuôi dòng, tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ thất bại hoặc không chắc chắn thành công.
Tùy vào tình trạng sỏi, tình trạng sức khoẻ hiện tại và khả năng tài chính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra phương pháp điều trị thích hợp để bệnh nhân có thể lựa chọn.
Dưới đây là 2 lược đồ đơn giản về các chỉ định điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản theo hướng dẫn